Bowing effect là gì ?

26 tháng 5 năm 2020

Trong điều trị chỉnh răng có chỉ định nhổ răng, việc đóng khoảng đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của việc điều trị cũng như rút ngắn được thời gian điều trị nếu kế hoạch đóng khoảng đúng theo dự kiến.syncrun! upload.sh % &


1 - Bowing effect là gì

Một vấn đề hay gặp khi đóng khoảng, dù là đóng khoảng cơ chế trượt hay sử dụng loop, đó là khi các răng nghiêng về phía khoảng nhổ, khớp cắn sâu dần, ngăn cản việc đóng khoảng tiếp. Hiện tượng này được gọi là bowing effectsyncrun! upload.sh % &


Bowing effect
Bowing effect

2 - Tác động

Hiện tượng bowing effect làm tăng thời gian điều trị. Nguyên nhân do khi hình thành khớp cắn sâu, răng cửa trên khi muốn dịch chuyển về phía lưỡi để đóng khoảng sẽ bị chặn lại bởi các răng cửa dưới. Trong trường hợp đó, việc đóng khoảng phải tạm dừng để làm phẳng đường cong Spee rồi mới tiếp tục thực hiện được.


3 - Nguyên nhân và cơ chế

3.1 - Nguyên nhân

Việc sự dụng loop có tỷ lệ M/F nhỏ, hoặc ở cơ chế trượt khi dây cung nhỏ và đường lực đóng khoảng thấp dưới tâm cản, hoặc tương đương với vị trí mắc cái. Lúc này sự chuyển động nghiêng răng không kiểm soát xảy ra.

Trong cơ chế trượt, còn một nguyên nhân thứ hai là do lực ma sát và gắn cơ học (binding) do tiếp xúc của các răng phía sau với dây cung quá lớn, khi đó việc sử dụng lực đóng khoảng cần thắng lực ma sát. Tuy nhiên lực này quá mạnh có thể làm bẻ cong phần dây cung phía trước

3.2 - Cơ chế

Đường lực tạo ra phía dưới tâm cản (xem thêm Khái niệm tâm cản trong chỉnh răng ) của hai khối răng trước và sau, tạo ra mô men làm xoay các khối răng về phía khoảng nhổ



Trong cơ chế trượt khi khoảng cần đóng lớn và sự ma sát nhiều ở phía răng sau



4 - Ngăn ngừa

4.1 - Cơ chế trượt

  • Sử dụng dây cung lớn có độ cứng lớn khi đóng khoảng: dây thép 0.019 x 0.025 inch.

  • Làm giảm ma sát khi đóng khoảng.

  • Sử dụng kỹ thuật đóng khoảng không có ma sát.

4.2 - Cơ chế loop

Đăng nhập để bình luận