Phân tích khoảng - Đánh giá mức độ chen chúc và chỉ số Bolton

19 tháng 6 năm 2020

Phân tích khoảng đóng vai trò quan trọng trong khi lên kế hoạch điều trị chỉnh răng.

Có nhiều phương pháp phân tích khoảng, cho cả hàm răng hỗn hợp và hàm răng vĩnh viễn với các mục đích khác nhau.


1 - Phân loại

1.1 - Cho hàm răng hỗn hợp

  • Moyers (1963)

  • Tanaka and Johnston (1975)

  • Hixon and Oldfather (1958)

  • Staley and Kerber (1980)

1.2 - Cho hàm răng vĩnh viễn

  • Lundstrom’s Analysis (1954)

  • Bolton’s Index (1958)

  • Peck and Peck Analysis (1972)

  • Nance (1974)

  • Howe’s Index (1947)

  • Pont’s Index (1909)

  • Merryfield Anterior Space Analysis(1994)

  • Little’s Irregularity Index (1975)

1.3 - Các phương pháp khác: Dựa trên cắt mẫu/ hoặc trên phim

  • Kesling’s Diagnostic set up (1945)

  • White’s Occlusograms (1977)

  • Rees analysis

  • Strayers analysis


Trong các mục đích của phân tích khoảng, việc đánh giá liệu các răng trên có đủ chỗ để sắp xếp lại trên cung hàm hay không đóng vai trò quan trọng trong quyết định điểu trị bằng cách nhổ răng hay sử dụng các phương pháp lấy khoảng khác. Trong bài viết này, tác giả điểm qua lại phương pháp Nance, một phương pháp phân tích khoảng thừa thiếu rất thông dụng và cơ bản.


2 - Phân tích Nance (1947)

2.1 - Thuật ngữ trong bài

  • Khoảng có trên cung răng: là khoảng đo được bằng cách nối các núm ngoài răng hàm nhỏ và rìa cắn răng cửa

  • Khoảng cần thiết: là tổng khoảng cách theo chiều gần xa của các răng trên cung từ răng số 5 bên này sang răng số 5 bên cung răng còn lại.



2.2 - Các bước phân tích

2.2.1 - Bước 1: đo khoảng có trên cung răng

Có hai cách đo khoảng có trên cung răng

  • Cách 1: Chia cung răng thành 4 khoảng như hình sau. Đo từng khoảng bằng compa hoặc caliper và cộng lại

    Nên quy định theo một chiều đo để tránh bỏ sót


Đo kích thước các răng bằng caliper
Đo kích thước các răng bằng caliper

Đo cung 1



Đo cung 2


  • Cách 2: Dùng dây đo liên tục từng khoảng một.


2.2.2 - Bước 2: đo khoảng cần ( để xắp xếp các răng)

Cách làm : đo kích thước gần xa của các răng sau đo cộng lại



Lưu ý: có thể sử dụng compa để đo thay vì thước kẹp caliper


2.3 - Đánh giá

Nếu khoảng khác biệt lớn so với tổng kích thước gần xa các răng lớn hơn 5mm, cần cân nhắc việc nhổ răng.

Nếu nhỏ hơn 5 mm có thể sử dụng các phương pháp lấy khoảng khác

3 - Sử dụng ViCeph

Sau khi nhập các kích thước các răng và nhập khoảng có của hàm trên và hàm dưới. Phần mềm tự tính toán cho chung ta biết

  • Mức độ chen chúc

    • Hàm trên thừa 2 mm

    • Hàm dưới thiếu 1.3 mm

  • Chỉ số Bolton ( Xem bài Chỉ số Bolton và ứng dụng)

    • Chỉ số phía trước: Hàm trên thừa lượng mô răng 0.34 mm

    • Chỉ số toàn hàm: Hàm trên thừa 6.27 mm


Kết quả phân tích khoảng - Phần mềm ViCeph
Kết quả phân tích khoảng - Phần mềm ViCeph

Đăng nhập để bình luận